06/04/2020
Bạc là kim loại quý (ký hiệu hóa học là “Ag”) có giá trị quy đổi thành tiền tệ trong đời sống. Có ánh kim trắng, có độ mềm tương đối và là chất dẫn diện tốt nhất trong họ kim loại.
Với đặc tính là kim loại mềm và dẻo nên dễ dạng tạo hình, uốn cong, có màu trắng và nếu được làm bóng bề mặt thì bạc sẽ có độ trắng bóng ánh kim rất sáng. Trong môi trường tự nhiên kim loại bạc sẽ mờ hoặc xỉn màu khi tiếp xúc trực tiếp với acid, lưu huỳnh hay các hóa chất tẩy nhuộm có chứa acid sẽ làm bạc xỉn màu nhanh chóng.
Bạc với giá trị kinh tế cao và đặc tính hữu dụng của nó nên được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện, điện tử, vật dụng y tế, chế tác trang sức cao cấp.
Ngành công nghiệp điện, điện tử: các sản phẩm điện, điện tử, bảng mạch vì tính dẫn điện cao. Các loại gương (kiếng soi) vì là là vật liệu phản xạ ánh sáng tốt.
Vật dụng khử trùng, kháng khuẩn: Bạc có tính kháng khuẩn nên còn được dùng làm vật dụng, ứng dụng trong y tế để khử trùng, diệt khuẩn. Trong dân gian, Bạc còn dùng là vật cản gió hoặc trị gió độc xâm nhập vào cơ thể khi trường hợp cơ thể nhiễm khí độc lưu huỳnh (S), khí H2S qua da (hay gọi chung là trúng gió) thì nhiều người thường dùng đồng xu được làm từ bạc (Ag) tiếp xúc với da để các ion bạc hấp thụ khí độc lưu huỳnh (S) bám trên da của chúng ta và làm bạc bị đen (tạo ra Ag2S) mà bạn thường thấy sau khi cạo gió.
Tính kinh tế cao trong ngành chế tác đồ trang sức: vì là kim loại quý nên Bạc được sử dụng sản xuất đồ trang sức cao cấp thường là hợp kim Bạc 925 đủ tuổi (Bạc 92.5%) hoặc Bạc ta 99.9% sau vàng tây và vàng trắng (platin)
Các tiêu chuẩn thông dụng về tỷ lệ bạc được quy ước tại các nước trên thế giới để sử dụng sản xuất hay chế tạo các vật thể bằng chất liệu bạc như sau:
- Bạc tinh khiết 999 còn được gọi là bạc nguyên chất với tỷ lệ 99.9% chất liệu bạc thường được áp dụng làm các thỏi bạc trong các giao dịch thương mại hoặc làm nguyên liệu để hợp kim hóa với các kim loại khác vì đặc tính bạc tinh khiết rất mềm và dễ bị biến dạng.
- Bạc Britannia 958 là tiêu chuẩn được áp dụng tại Anh với tỷ lệ 95.8% chất liệu bạc và 4,16% đồng hoặc các kim loại khác
- Bạc 950 với tỷ lệ 95% bạc và 5% là tỷ lệ kim loại khác được ứng dụng tại Pháp
- Bạc 947 Zolotnik gọi là bạc Nga với tỷ lệ 94,79% bạc nguyên chất và 5,21% các kim loại khác
- Bạc sterling 925 hay còn gọi là bạc ý là hợp kim bạc với tỷ lệ 92.5% bạc nguyên chất và 7.5% kim loại khác. Bạc 925 hiện nay được đa số ứng dụng rộng rãi trong ngành hoàn kim để sản xuất đồ trang sức và được ưu chuộng trên thế giới.
- Bạc Scandinavia 830 với tỷ lệ 83% chất liệu bạc và 17% hợp kim khác
- Bạc Đức với tỷ lệ 80% chất liệu bạc và 20% là hợp kim khác
Đó là những tiêu chuẩn của từng quốc gia sẽ có tỷ lệ chất liệu bạc khác nhau để ứng dụng cho từng vật thể đặc trưng của họ.
Và để hiểu rõ hơn về chất liệu Bạc trong ngành hoàn kim hiện nay trên thế giới và việt nam nói riêng thì các bạn nên tham khảo những thông tin bên dưới nhé. Đó là những nội dung thiết yếu để bạn có thể nắm rõ về chất liệu bạc được sử dụng phổ biến nhất trong ngành sản xuất trang sức hiện nay.
Trong ngành kim hoàn thông thường sử dụng 2 loại chất liệu bạc như: Bạc tinh khiết (Bạc ta 99.9) và Bạc 925 (còn gọi là Bạc sterling, Bạc Ý hay Bạc 92.5) là 2 loại nguyên liệu chủ yếu làm trang sức cao cấp trên thị trường trong và ngoài nước hiện nay đang ưa chuộng. Dưới đây là những thông tin mà bạn nên biết về chất liệu bạc dùng trong chế tác trang sức cao cấp
Bạc tinh khiết (Bạc ta hay còn có tên “bạc nguyên chất”) là gì ?
Bạc ta hay còn gọi là bạc tinh khiết (nguyên chất) với tỷ lệ 99.9% không pha tạp chất hoặc kim loại khác. Với đặc tính của bạc ta rất mềm và độ dẻo cao nên rất dễ uống hoặc tạo hình nhưng bù lại không có độ cứng nên khi va chạm, cọ sát thì bạc ta sẽ rất dễ bị biến dạng hoặc trầy xước. Bạc tinh khiết nóng chảy trong nhiệu độ 960°C có trọng lượng riêng là 10.5
Do đó, bạc ta thường được kết hợp (hợp kim hóa) với kim loại khác như: đồng, thao, chì,…. nhằm mục đích để tăng độ cứng, sắc nét đồng thời dễ chế tác hơn và làm tăng vẻ đẹp, độ sắc nét được giữ bền lâu sau khi bạc được chế tác ra thành phẩm.
Những kim loại được sử dụng pha kết hợp với bạc nguyên chất tùy theo công thức riêng của người thợ chế tác sẽ giúp tăng những tính chất khác của hợp kim bạc, ví dụ như giảm những lỗ tổ ong (hay xuất hiện trên bạc nguyên chất), giảm sự biến màu của hợp kim bạc, giữ cho hợp kim sáng bóng lâu hơn.
Nhiều hợp kim chứa bạc mới đã xuất hiện trong những năm gần đây được pha trộn để có thể giảm sự đổi màu, giảm độ xỉn. Một số nguyên tố có thể thay cho đồng, thao như germanium, kẽm,… thêm vào đó một chút silic, hoặc bo, từ đó các nhà sản xuất trang sức bạc nhanh chóng tạo ra những loại hợp kim bạc mới với chất lượng ngày càng tăng và công thức pha chế bạc của họ được coi là bí quyết riêng của từng đơn vị sản xuất hoặc gia công chế tác trang sức bạc cao cấp.
Bạc 925 hợp kim hóa là gì ?
Bạc 925 (Bạc sterling hay còn gọi là Bạc ý, Bạc 92.5) là một hợp kim của bạc, chứa 92.5% tỷ lệ khối lượng là bạc và 7.5% tỷ lệ khối lượng kim loại khác (đồng, nhôm, kẽm, chì,…) nhằm tạo độ cứng, tăng độ sáng bóng và nét tinh xảo của kim loại quý trong việc chế tác trang sức bạc. Bạc 925 nóng chảy trong nhiệu độ 893°C có trọng lượng riêng là 10.4
- Dùng lửa thử bạc
Đây là cách thông dụng nhất để phân biệt bạc nguyên chất hay không, vì bạc cũng như vàng không dễ bị oxi hóa. Khi dùng lửa đốt bạc tới khi nóng đỏ lên sau đó để nguội hoặc cho vào nước làm nguội, nếu mà bạc không bị đen hay đổi màu khác thì là bạc thật, bạc nguyên chất hoặc bạc có phần trăm tạp chất ít. Còn nếu bạc đổi sang màu khác có thể đó là bạc pha khá nhiều thành phần hợp chất khác, hoặc là loại bạc kém chất lượng chỉ phủ lớp bạc mỏng bên ngoài khi thử lửa thì lớp bạc bay mất chỉ còn lại phần lõi chính của vật liệu.
- Nghe âm thanh của bạc
Với chất liệu bạc nguyên chất khi rơi xuống nền đá hay mặt phẳng kim loại thì tiếng vang của bạc sẽ nghe nặng và không vang như sắt, thép, inox ... Tiếng rơi của loại bạc chỉ nghe cạch/côp một tiếng và không rền dài âm so với các kim loại khác.
- Dùng lực tương tác trên bề mặt chất liệu
Rất đơn giản khi nhân biết bạc nguyên chất hay không đó là bạn cắn thử hoặc dùng vật cứng rạch trên bề mặt của bạc, nó sẽ tạo dấu trên bề mặt của bạc, bởi tính chất của bạc là mềm nên dễ dàng thay đổi hình dạng, ghi dấu, trầy sướt khi có lực mạnh tác động vào.
Mẹo cần biết thêm:
Đặc điểm chung của các loại trang sức cao cấp làm từ chất liệu Bạc được chế tác tỉ mỉ, sắc nét, bề mặt trang sức sáng, tùy các kiểu trang sức sẽ được đánh lớp bề mặt trơn nhẫn, bóng hoặc hoạ tiết, nhám,… Do vậy, nếu không được cất giữ và bảo quản một cách cẩn thận thì dễ làm mất giá trị của đồ trang sức nếu bị biến dạng môi trường tác động. Để bảo quản, giữ được trang sức bạc lâu bền bạn nên tham khảo thêm thông tin: 12 cách làm sạch trang sức bằng bạc với các vật liệu dùng hàng ngày
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trang sức dưới nhãn là trang sức bạc, nhưng nhiều khi những đồ trang đó chỉ được xi mạ một lớp bạc phủ bên ngoài, còn lỗi chính bên trong là thành phần loại kim loại khác. Những loại kim loại xi bạc hay được sử dụng như sắt, kẽm, đồng, thao, niken, crom, ... , nếu người dùng không phân biệt rõ ràng thì có thể dễ nhằm lẫn giữa trang sức bạc thật và các loại trang sức xi mạc phủ bên ngoài hay còn gọi là trang sức mỹ ký (trang sức giả)
Do vậy, bạn nên biết Tip 6 cách phân biệt bạc và để chọn được những món trang sức bạc chất lượng tốt
1. Kiểm tra bạc với acid nitric
Việc kiểm tra chất liệu bạc các bạn có thể sử dụng loại chất hóa học như acid nitric. Cách này đơn giản là bạn nhỏ giọt acid nitric lên loại trang sức bạc mà bạn cần thử. Trong quá trình thực hiện cách thử này chúng ta sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: Trong quá trình thực hiện acid nitric đổi màu xanh (do kim loại tác dụng với acid tạo ra muối) nghĩa là trang sức bạc đó là bạc giả hay kim loại nào đó được mạ lớp bạc, hoặc là hàng kém chất lượng
+ Trường hợp 2: Lúc thử mà bạn nhìn thấy hiện ra màu đỏ, đỏ đậm hoặc nâu là thì đó là nguyên liệu bạc thật, chất lượng tốt.
Chú ý: Hãy dùng cách này khi món trang sức đó là của bạn thôi nhé. Và có một lưu ý rằng, vì bạc phản ứng với acid sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của món trang sức, nên nếu sản phẩm còn đang dùng thì các bạn không nên thử bằng cách này nhé.
Hoặc nếu bạn muốn thử mà ít gây mất thẩm mỹ cho đồ trang sưc thì bạn có thể dùng mẫu trang sức mài vào đá thử vàng bạc ở 1 hoặc 2 góc cạnh ít khó quan sát được khi nhìn trực diện và nhỏ acid vào dấu mài trên đá bạn sẽ thấy tương tự phản ứng như trong 2 trường hợp ở trên.
Phản ứng acid vào dấu mài trên đá của chất liệu thử ta sẽ được bảng màu nhận biết như trên. Tương ứng với cột thể hiện màu sau phản ứng với acid sẽ cho ra cột chất liệu như: Đỏ Tươi (Bạc 99.9), Đỏ Đậm (Bạc 92.5), Nâu (Bạc 80.0), Xanh lá (Bạc 50.0), Vàng (Chì), Nâu đậm (Thau), Xanh biển (Niken)
2. Nhận biết bạc dựa vào chỉ số đóng dấu
Nếu bạn đã từng dùng qua trang sức bạc thì thông thường trên mỗi loại trang sức bạc thật sẽ được đánh dấu (khắc) số 925, đó là ký hiệu tiêu chuẩn trang sức bạc với tỷ lệ 92.5% là bạc 7.5% là kim loại hổn hợp để tạo độ cứng, nét và độ sáng cho bạc theo tiêu chuẩn ngành kim hoàn. Đó là một chỉ số chỉ về số lượng bạc thông dụng dùng trong việc sản xuất, chế tác trang sức.
Đây là điều cơ bản khi chọn mua trang sức bạc các bạn nên tìm dấu đóng tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm nếu như bạn không rành về kiểm tra chất liệu cho mấy.
Một điều lưu ý: Bạc giả cũng thường có khắc con số này và trông khá đáng tin, bạn nên tiến hành kiểm tra thêm. không phải trang sức bạc không có đóng dấu 925 sẽ là trang sức giả và những trang sức có đóng dấu 925 điều là trang sức bạc thật. Hiện tại vị lợi ích kinh tế nhằm giảm giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận và việc đẩy giá thấp giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các dòng trang sức bạc được làm giảm tỷ lệ của bạc 925 chỉ còn tỷ lệ 50%, 30% hoặc xi lớp mạ dày nhưng vẫn để đóng dấu 925 thì cách này sẽ không đúng và không được chọn để nhận biết trang sức bạc thật và chất lượng như tên gọi là trang sức bạc cao cấp 925.
Còn về trang sức bạc không đóng 925 nhưng vẫn là bạc thật, chất lượng tốt: Với một số cơ sở, xưởng sản xuất, chế tác trang sức bạc có đóng dấu ký hiệu riêng để nhận biết sản phẩm mình làm, đồ trang sức với chất liệu bạc nguyên chất hoặc đồ bạc theo chế tác theo yêu cầu, …. Với trường hợp như vậy thì bạn bỏ qua cách nhận biết này nhé.
3. Nhận định trọng lượng của bạc
Khi bạn tiếp xúc thường xuyên với trang sức bạc, chất liệu bạc thì bạn có thể ước lượng trọng lượng của bạc. Bạc thật không nặng cũng không quá nhẹ. Với cách này thường chỉ những người thợ lâu năm trong nghề kim hoàn, người chuyên chế tác trang sức tiếp xúc hàng ngày với chất liệu bạc mới phân biệt được và mang tính tương đối, mang tính chất là cảm tính
4. Sử dụng máy đo quang phổ
Nếu áp dụng những cách trên bạn vẫn không chắc chắn thì bạn nên chuyển sang sử dụng máy đo quang phổ, cách này thông thường được các tiệm kim hoàn kiểm tra vàng tây hay vàng trắng và các loại kim loại có giá trị cao khác.
Độ chính xác của cách phân biệt bạc thật, bạc giả này lên tới 99% thông qua máy đo, có thể xuyên sâu vào trong mẫu kim loại cần đo. Qua đó đưa ra những phân tích chính xác nhất về thành phần của nó.
Phương pháp dùng đá thử vàng bạc là cách thông dụng và dễ thực hiện tại chổ. Bạn chỉ việc lấy mẫu bạc hay trang sức cần thử chà và miến đá thử. Nếu là bạc thì trên đá sẽ có vệt màu trắng ngà. Bạn có thể dùng mẫu bạc chuẩn của mình để làm cột mốc đối chiếu bằng cách chà vào đá để đối với mẫu cần kiểm tra sẽ dễ nhận biết được độ chính xác của mẫu thử.
Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này không chính xác mấy đối với các loại trang sức giả được xi phủ dày, bọc nhiều lớp bạc bên ngoài còn bên trong là lổi kim loại khác. Cần chính xác hơn bạn có thể giũa một vị trí trên bề mặt mẫu bạc hoặc trang sức cần thử để loại bỏ khả năng mẫu thử là bạc giả có lớp xi mạ bên ngoài.
5. Mài và đánh bóng lại mẫu trang sức cần phân biệt
Bạc thật có thể trắng sáng trở lại bằng cách mài (dũa) bề mặt mẫu trang sức và đánh bóng. Còn hàng hợp kim xi mạ bạc thì không thể, do khi mài bề mặt trang sức đã mất lớp mạ bạc phía ngoài, nó sẽ xuất hiện hiện phần lỗi màu đen, màu đỏ
6. Nhận biết bạc thật bằng nam châm
Phân biệt bạc thật bằng nam châm là 1 trong những cách đơn giản nhất và được áp dụng phổ biến vì tính tiện lợi và khá chính xác mà bạn có thể tự làm.
Chất liệu Bạc, Vàng hay Bạch kim (vàng trắng) là những kim loại không chứa tính từ nên khi bạn dùng nam châm chạm vào, nó sẽ không bị hút khi gặp nam châm do chất liệu Bạc, Vàng hay Bạch kim không có độ cảm từ. Vì vậy, khi thử bạc thật thì các bạn có thể dùng một thỏi nam châm để kiểm tra, nếu thỏi bạc hay đồ trang sức bằng bạc bị hút bởi nam châm là bạc giả, nếu không hút là bạc thật.
Cách phân biệt trang sức bạc thật hay giả bằng acid và nam châm
Những phép thử trên với phương thức đơn giản và dễ làm khi bạn muốn phân biệt được đâu là bạc thật hay bạc giả. Đâu là bạc nguyên chất, bạc thật dùng trong chế tác trang sức cao cấp và bạc tạp chất kém chất lượng (trang sức bạc giả hoặc còn gọi là mỹ ký) pha nhiều kim loại khác.
Bạn không nên bỏ qua nội dung tiếp theo để biết và phân biệt chọn đúng chất liệu nhằm phòng tránh bài học cay đắng khi tiền mất tật mang vì tính kinh tế, mẫu mã đa dạng nhưng giá thành hờ và mặt trái của nó luôn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Xem thêm nội dung trang sức mỹ ký và để hiểu rõ hơn về các loại trang sức kém chất lượng và dòng trang sức xi mạ cao cấp.
Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn
Tiếp tục mua sắm